Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

Kiếm Tiền MMO

Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có vốn (hoặc ít vốn) thì nên tìm đến mô hình Dropship (Một mô hình vô cùng tiềm năng mà nhiều người đang làm)

Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

Bạn có thể bán hàng hóa/dịch vụ của nhiều thương hiệu khác mà không cần phải nhập hàng. Thậm chí từ Alibaba, 1688 hay Taobao.

Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

Cách thì có rất nhiều, nhưng trong phạm vi bài viết thì mình chia sẻ đến 8 cách sau: Đầu tư hình ảnh, tối ưu SEO, có chiến lược về giá, sản phẩm phễu, tăng chất lượng dịch vụ shop, mua traffic từ nguồn khác, giấy tờ chính hãng (nếu có), lên deal trên các cộng đông review.

Bán phá giá là câu chuyên muôn thuở đối với các nhà bán hàng ở Shopee, điều này khiến cho những shop nhỏ rất khó bán thậm chí là không bán được hàng.

Hành vi của người dùng ở Shopee rất rõ ràng, sản phẩm nào có hình ảnh đẹp, giá rẻ và có nhiều feedback tốt là sẽ ra quyết định mua hàng nhanh chóng, hiểu được điều này nên rất nhiều shop đưa ra chiến lược “phá giá”

Nhiều shop nhỏ thấy người khác giảm giá siêu rẻ nên quyết định giảm theo nhưng kết quả là bán lỗ hoặc bán được rất ít đơn, lãi ít.

Vậy đâu là giải pháp trong việc bán hàng trên Shopee giữa những shop bán phá giá?

Trong bài viết này mình sẽ gợi ý một vài cách giúp shop bạn bán được hàng tốt mà không cần phải lo vấn đề phá giá của các shop khác.

1/ Tối ưu hình ảnh sản phẩm

Khi bán hàng online bạn chỉ có thể truyền tải thông điệp về sản phẩm thông qua content dạng chữ hoặc hình ảnh.

Đối với khách hàng trên Shopee thì hình ảnh sẽ là yếu tố cực quan trọng trong việc thuyết phục họ mua hàng.

Sau đây là những gì mình tổng kết lại được về tầm quan trọng của hình ảnh sau một thời gian bán hàng trên Shopee:

  • Hình ảnh đẹp, rõ nét về sản phẩm
  • Có thêm những sự kết hợp của những sản phẩm liên quan. Ví dụ: bạn bán phụ kiện kê laptop thì nên có thêm laptop làm minh họa cho sản phẩm chính
  • Có thêm mô tả trên hình ảnh sản phẩm, không nhồi nhét quá nhiều thông tin. Ví dụ: bạn bán bình giữ nhiệt thì nên để kèm các thông tin về kích thước, dung tích của bình
  • Chụp đầy đủ SKU sản phẩm (nếu có).
  • Thêm khung hình ảnh để tạo điểm nhấn giữa những sản phẩm khác.
  • Dán thêm logo vào mỗi sản phẩm, kèm cả thông tin như số điện thoại của shop vào chính giữa hình ảnh để hạn chế shop khác lấy hình.

Những shop có hình ảnh sản phẩm đẹp mắt luôn có tỉ chuyển đổi rất cao, ảnh đẹp sẽ tạo ra lòng tin với khách hàng.

Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

Có thể sản phẩm bạn bán cao hơn so với các shop phá giá khác nhưng nhờ có hình ảnh đẹp mắt, chân thực có thể thuyết phục khách hàng quyết định mua hàng.

2/ Tối ưu SEO cho sản phẩm

Khi người dùng search từ khóa trên Shopee kết quả sẽ trả về là một loại sản phẩm của các shop, những shop có vị trí xuất hiện đầu tiên sẽ có cơ hội bán được nhiều hàng nhất (bao gồm cả những sản phẩm đang chạy quảng cáo).

Nếu bạn tối ưu SEO (search engine optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đưa sản phẩm bạn xuất hiện ở các vị trí 1, 2, 3 thì sẽ có cơ hội bán hàng tốt hơn so với những shop nằm phía bên dưới.

z3902869563502 42b3055803a3146fa08926460b44246e Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

Làm SEO cho sản phẩm trên Shopee không khó, bạn chỉ cần thực hiện một vài cách cơ bản sau:

  • Đặt tiêu đề sản phẩm chứa từ khóa cần SEO + [thuộc tính/màu sắc/ phân loại/ đặc điểm].

Ví dụ như: Kem Chấm Mụn Cấp Tốc Some By Mi 14Days Super Miracle Spot 30ml

z3902866968985 53a4024dafad39d6410e3c44a1ffca6d Làm thế nào để bán được hàng trên Shopee giữa những seller phá giá?

  • Mô tả: Nên có chứa từ khóa chính và tự khóa phụ trong mô tả. Bạn nên đặt đầu, giữa và cuối, đừng nên spam từ khóa nhiều.
  • Hashtags: hãy thêm vài hashtags trong phần mô tả sản phẩm để tăng khả năng xuất hiện sản phẩm khi người dùng tìm kiếm. Chỉ nên thêm từ 1-18 hashtag, tránh trường hợp spam hashtag.
  • Thu hút lượt review sản phẩm: những lượt review và phản hồi của khách hàng cũng là yếu tố hỗ trợ SEO lên top trên Shopee rất quan trọng, bạn hãy chủ động liên hệ với các khách hàng đã mua sản phẩm để xin họ review giúp tối ưu SEO hơn.

Trong SEO có rất nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như: giá sản phẩm, trải nghiệm người dùng, hình ảnh sản phẩm, lượng feedback, lượt mua hàng,… việc bạn áp dụng những cách trên chỉ là bước khởi đầu chứ không hẳn là tất cả, vì các thuật toán cốt lỗi của Shopee sẽ liên tục ưu tiên các shop bán hàng mang lại trải nghiệm & sản phẩm tốt cho khách hàng.

Bạn có thể tham khảo qua về video hướng dẫn SEO sản phẩm trên Shopee dưới đây.

Trong SEO có rất nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như: giá sản phẩm, trải nghiệm người dùng, hình ảnh sản phẩm, lượng feedback, lượt mua hàng,… việc bạn áp dụng những cách trên chỉ là bước khởi đầu chứ không hẳn là tất cả, vì các thuật toán cốt lỗi của Shopee sẽ liên tục ưu tiên các shop bán hàng mang lại trải nghiệm & sản phẩm tốt cho khách hàng.

Bạn có thể tham khảo qua về video hướng dẫn SEO sản phẩm trên Shopee dưới đây.

3/ Chiến lược về giá

Mặc dù bài viết này mình chia sẻ cho bạn những cách để có thể bán tốt giữa những shop phá giá khác nhưng không có nghĩa là mình cứ việc đẩy giá lên cao để bán nhiều lãi hơn.

Trên thực tế giá bán là một trong những yếu tố quyết định mua hàng, bạn sẽ cần phải có một chiến lược về giá bán phù hợp để khéo léo vượt qua những đối thủ phá giá.

Dưới đây là chiến lược mà mình đang áp dụng cho shop hiện tại:

  • Đối với sản phẩm chưa được 30 sales: bán không cần lãi nhưng không được để lỗ.
  • Đối với sản phẩm bán được 30-70 sales: tăng giá để đạt lãi 50% so với giá thị trường.
  • Sản phẩm trên 70 sales: tăng giá để lãi 70% so với giá thị trường.

Mục đích của việc giảm giá ban đầu là để thu hút lượt mua của khách hàng thông qua đó xây dựng các lượt feedback để tạo dựng lòng tin với những khách hàng mua sau này.

4/ Đừng quên sản phẩm phễu

Sản phẩm phễu là những sản phẩm giá rẻ mà lợi nhuận nhận được rất ít, thậm chí là huề vốn cho đến lỗ trong mức chấp nhận được.

Vì đây là những sản phẩm không có mục đích đem về lợi nhuận chính cho shop, nhưng lại là sản phẩm mà bạn nên đầu tư để đem về cho shop nguồn khách hàng chất lượng nhất.

Ví dụ: Bạn bán quần áo thì khẩu trang được xem là sản phẩm phễu

Để có thể dùng sản phẩm phễu và bán được những sản phẩm chủ lực khác giữa những seller phá giá thì bạn có thể tham khảo qua về 2 cách sau:

  • Bán với giá cực rẻ (tầm vài nghìn) và đẩy mạnh việc quảng bá cho sản phẩm này.
  • Sử dụng tính năng mua kèm deal sốc hay mua để nhận quà để bán chung với sản phẩm chủ lực với giá 1k hoặc o đ.

Dĩ nhiên, để hiệu quả thì bạn nên có sản phẩm phễu liên quan đến các sản phẩm khác trong shop.

5/ Chất lượng dịch vụ của Shop

Chất lượng phục vụ của shop cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có mua hàng tại shop bạn hay của những shop đang phá giá khác.

Khách hàng thường có xu hướng tin răng chất lượng dịch vụ tệ thì chất lượng sản phẩm cũng như vậy

Biết được điểm này thì bạn nên tăng trải nghiệm dịch vụ của shop mình bằng những cách sau đây:

  • Khi khách hàng nhắn tin thì bạn nên phản hồi nhanh. Nên set thêm tính năng trả lời tự động phòng khi khách hàng nhắn lúc đang off. 
  • Chăm sóc khách hàng qua từng giai đoạn, từ lúc họ đặt hàng cho đến lúc đã nhận được hàng. Với những sản phẩm có vòng đời lặp lại liên tục thì đây là khâu quan trọng quyết định xem khách có quay lại shop bạn lần nữa hay không.
  • Khi bán hàng được một thời gian bạn sẽ biết được nhà vận chuyển nào ở khu vực của bạn nên dùng và không nên dùng. Tắt bớt các đơn vị vận chuyển sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại shop. Cách này giúp bạn nhận được feedback tích cực cũng như tỷ lệ khách hàng quay lại cũng cao hơn.
Dịch vụ trải nghiệm khách hàng tốt sẽ giúp bạn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía khách hàng

6/ Mua traffic từ nguồn khác

Ở thời điểm hiện tại Shopee đã cho ra mắt tính năng chạy quảng cáo giúp cho các nhà bán hàng có thể mở rộng quy mô tiếp cận nhiều hơn, riêng đối với các shop mới bắt đầu bán và bạn không có traffic truy cập vào shop thì có thể bắt đầu chạy quảng cáo trên Shopee để bán được hàng.

Ngoài việc chạy Shopee Ads, bạn có thể mua traffic từ các website khác hoặc chạy Google Ads, Facebook Ads.

Mua traffic từ website khác:

Bạn cần xem xét sản phẩm của bạn có phù hợp để mua traffic từ website khác không, rất nhiều shop trên Shopee đang mua quảng cáo ở những website review sản phẩm và hiệu quả chuyển đổi mang lại khá tốt.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần search các từ khóa liên quan đến sản phẩm lên Google để tìm kiếm các website đang đứng top, sau đó liên hệ với chủ website để tiến hành đặt quảng cáo.

Mua traffic từ Google Ads:

Bạn có thể lấy link sản phẩm trên shop mang đi chạy quảng cáo, cách này ít được ưa chuộng nhưng về mặt cơ bản bạn vẫn có thể gia tăng được khả năng bán hàng nếu quảng cáo xuất hiện ở vị trí top 1, 2, 3 khi người dùng tìm tên sản phẩm trên Google.

Mua traffic từ Facebook:

Khi mới tạo shop bạn có thể mua quảng cáo của Facebook để kéo traffic và tăng lượng follow cho shop ở thời điểm ban đầu.

Ngoài ra ở Shopee còn có cơ chế tự động re-marketing lại với những người dùng đã truy cập vào shop của bạn điều này sẽ giúp tăng cơ hội bán hàng.

Việc mua traffic từ Facebook không phải là cách bán hàng dài lâu vì ở Facebook Ads bạn sẽ không thể chạy tối ưu chuyển đổi được cho sản phẩm ở sàn, chủ yếu khi chạy chỉ lấy traffic và kiếm được những đơn hàng đầu tiên.

7/ Đừng để hàng chính hãng khi không có giấy tờ

Nếu bạn bán những sản phẩm thuộc hàng fake các thương hiệu lớn như: adidas, nike, the north face … thì nếu không cẩn thận rất dễ bị report từ những shop khác.

Lúc này nếu bạn không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì khả năng cao là sản phẩm sẽ bị xóa.

Nếu bạn đang bán những sản phẩm như vậy thì nên tránh những việc sau đây:

  • Chụp hình sản phẩm né những logo trên sản phẩm
  • Trong mục chi tiết sản phẩm bạn nên để là “no brand”
  • Trong mô tả sản phẩm cũng như hastag không được để bất cứ từ nào liên quan đến thương hiệu đó.

Đây là cách không giúp bạn bán được hàng giữa những seller phá giá khác nhưng phòng bệnh vẫn hơn.

8/ Lên deal trên các cộng đồng review

Hiện nay trên Facebook có 2 group lớn mà bạn có thể lên deal, và mình cam đoan với bạn là đã lên là sẽ bán được hàng, đó là:

Ở những cộng đồng review này khác hoàn toàn với đơn ảo. Vì việc mua và bán đều thuận đôi bên: 1 bên có được deal tốt, bên còn lại nhận được review.

Mặc dù đây là cách đem về cho bạn nhiều lượt mua hàng và đánh giá tốt nhưng chỉ nên dùng 1 tháng 1 lần.

Vì quy định ở trên 2 nhóm này là deal của bạn phải thấp hơn giá bán trên Shopee, nghĩa là bạn sẽ lời rất ít hay thậm chí là phải chịu lỗ một ít để đổi lại những lượt mua hàng đầu tiên và tạo đà phát triển cho shop.

Kết

Khách hàng của bạn đôi khi cũng có người này người nọ, có người thích giá rẻ nhưng có người lại quan tâm đến chất lượng nhiều hơn còn giá cả cao hơn một chút cũng không phải vấn đề.

Nhưng bán ở Shopee sẽ rất khác vì đại đa số mua ở Shopee vì giá rẻ, để cạnh tranh lại với các seller phá giá thì điều quan trọng nhất bạn cần phải có đó là khả năng phân tích và đưa ra chiến lược bán hàng tốt, đặc biệt là ở khâu chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng, đây sẽ là 2 yếu tố quan trọng giúp khách hàng feedback tốt về shop để tạo độ uy tín cho những khách hàng sau này.

Trên đây là những cách cơ bản mình chia sẻ cho bạn để có thể bán hàng trên Shopee mà không sợ các seller phá giá, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về những bài viết bán hàng hay giúp bạn tăng trưởng doanh thu từ các nội dung bài viết liên quan trong mục khác về các mẹo hướng dẫn hữu dụng tại đây: “Phát triển kinh doanh”

Các bạn có thể mua tại trang web proxysell.net để gán vào sử dụng.

Bài viết liên quan