Khi tìm hiểu về thị trường Digital Marketing, bạn sẽ thấy có rất nhiều cách khác nhau để một doanh nghiệp tăng cường khả năng hiển thị của mình. Họ có thể sẽ chọn SEO để đẩy mạnh độ phủ sóng cho sản phẩm/dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm. Hoặc họ sẽ chọn một hình thức đảm bảo độ nhận diện hơn, bằng cách sử dụng quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột, được gọi là quảng cáo Pay Per Click. Trong bài viết này, Proxyv6 sẽ cùng bạn khám phá sâu về Pay Per Click là gì, lợi ích của PPC khi so sánh với SEO, thấu hiểu cách thức PPC hoạt động cùng những loại quảng cáo PPC phổ biến mà bạn có thể sử dụng. 1. Pay Per Click là gì?Pay Per Click còn được gọi là PPC, đây là một phương pháp trả phí để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, thay vì cố gắng thu hút khách truy cập một cách tự nhiên. Theo nghĩa đen, các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi một lượt nhấp chuột của người dùng vào trang web hoặc ứng dụng của họ. Các chỉ số sau quá trình chạy quảng cáo PPC giúp nhà marketer đo lường và theo dõi dễ dàng hơn, từ đó giúp người dùng nhận biết trang web và kích thích sự truy cập một cách tự nhiên sau đó, thúc đẩy thứ hạng website của bạn lên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Khi PPC hoạt động tối ưu nhất, chi phí phải trả cho mỗi lần lần nhấp chuột sẽ chẳng là bao so với những gì bạn nhận được. Ví dụ: nếu bạn trả 100.000 đồng cho một nhấp chuột, nhưng lượt nhấp này có thể tạo ra một đơn hàng 10 triệu đồng, thì bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Quảng cáo PPC có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, và có thể được tạo thành từ văn bản, hình ảnh, video hoặc kết hợp tất cả. Chúng có thể xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, trang web, nền tảng truyền thông xã hội, v.v. Do đó, quảng cáo Pay Per Click cực kỳ phổ biến, đa dạng và có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng ở đa số các nền tảng trực tuyến. Trong đó, quảng cáo từ khóa trên công cụ tìm kiếm (còn được gọi là tìm kiếm có trả tiền hoặc tiếp thị qua công cụ tìm kiếm: Google Search Ads) là một trong những hình thức phổ biến nhất của Pay Per Click. Nó cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho vị trí đặt quảng cáo (mục Được tài trợ của công cụ tìm kiếm), khi ai đó thực hiện truy vấn liên quan đến dịch vụ kinh doanh của bạn Bạn có thể thiết lập chiến lược quảng cáo trả tiền cho mỗi nhấp chuột thông qua Google AdWords nếu muốn nhắm mục tiêu Google Ads hoặc Google Shopping Ads. 2. Lợi ích của loại hình quảng cáo Pay Per Click2.1. Hiệu quả về mặt chi phíVề cơ bản, Pay Per Click yêu cầu doanh nghiệp phải đưa ra một khoản ngân sách cho việc đặt giá thầu và buộc phải đánh cược rằng mức giá sẽ hợp lý để quảng cáo có thể xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên bảng kết quả của các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên quảng cáo PPC thật ra có rất nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian so với SEO, giảm thiểu khá nhiều chi phí của việc lắp đặt hay in ấn so với các loại quảng cáo truyền hình hoặc quảng cáo truyền thống như báo in, quảng cáo ngoài trời. Dù mức độ cạnh tranh rất cao, Pay Per Click thật ra vẫn là hình thức quảng cáo đảm bảo nhất cho mức độ hiển thị của bạn và dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Với quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp, bạn cũng có thể linh hoạt điều chỉnh ngân sách của mình cho phù hợp. Bạn có thể thiết lập ngân sách và chọn số tiền ban đầu muốn chi tiêu. Về sau nếu kết quả đạt được là khả quan, bạn cũng có thể mở rộng quy mô nhanh chóng hoặc tắt các quảng cáo chưa hiệu quả để tiết kiệm chi phí. 2.2. Đạt mục tiêu kết quả nhanh chóngKhông giống như SEO cần nhiều thời gian và công sức để đầu tư vào mặt nội dung hay tối ưu để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, Pay Per Click cho phép bạn nhanh chóng thiết lập các chiến dịch, tạo quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó, các chiến dịch quảng cáo Pay Per Click cũng cho thấy kết quả nhanh hơn, đó có thể là: lưu lượng truy cập (traffic) tăng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi hay ROI (tỷ lệ lợi nhuận) cao từ các chiến dịch,… 2.3. Nhắm đúng đối tượng tiếp cận tiềm năngCác doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và đạt được hiệu quả tiếp thị cao hơn khi sử dụng các hình thức quảng cáo Pay Per Click. Bạn sẽ nhận được vô số các tùy chọn nhắm mục tiêu dựa trên từ khóa, vị trí, thời điểm, nhân khẩu học,… Tất cả những yếu tố tùy chọn này cho phép bạn phân khúc thị trường thành những nhóm nhỏ và đưa sản phẩm/dịch vụ đến đúng đối tượng mục tiêu. 2.4. Có thể theo dõi, đo lường và điều chỉnh nhanh chóngHiệu quả của Pay Per Click có thể được đo lường thông qua các chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể triển khai đồng thời theo dõi chiến dịch quảng cáo của mình đang hoạt động như thế nào: số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) bao nhiêu, lưu lượng truy cập web hay tỷ lệ chuyển đổi ra sao,… Từ các chỉ số thống kê, bạn có thể đánh giá xem quảng cáo PPC đã thực sự hiệu quả chưa và có gì cần cải thiện. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tiến hành thử nghiệm A/B testing với nội dung, hình ảnh quảng cáo và đặt giá thầu khác nhau. Kết quả từ thử nghiệm này cho bạn biết được đâu sẽ là quảng cáo có thể thu hút được lượng truy cập cao nhất để tiếp tục mở rộng hay tạm dừng. 3. Sự khác nhau giữa Pay Per Click và SEOGiá cả (Chi phí)SEO: SEO không cần phải trả phí, trừ khi bạn thuê dịch vụ SEO nếu không có đủ năng lực chuyên môn để triển khai. Tuy nhiên, công sức phải bỏ ra cho SEO là rất lớn và đòi hỏi sự kiên nhẫn. PPC: Bạn chỉ phải trả tiền khi mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ lập kế hoạchh từ khoá của Google (Google Keyword Planner) để ước lượng số tiền bạn cần chi trả. Lưu lượng truy cập tiềm năngSEO: Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) vào trang web cơ bản sẽ ổn định đều, nếu bạn càng xếp hạng ở vị trí càng cao, lưu lượng truy cập sẽ càng lớn. PPC: Quảng cáo PPC có thể nhận được nhiều nhấp chuột hơn, lưu lượng truy cập có thể tăng mạnh nhưng điều này có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn. Khi quảng cáo ngưng hoạt động, trang web của bạn sẽ không ở vị trí hàng đầu nữa. Tỷ lệ chuyển đổiSEO: Truy cập SEO tốt hơn các loại hình từ truy cập khác (nghĩa là từ mạng xã hội chẳng hạn) nhưng về mặt chuyển đổi không tốt bằng lượng truy cập PPC. Tuy số lượng khách hàng chuyển đổi không cao, nhưng đây là lượng khách hàng thật sự tiềm năng mà doanh nghiệp cần quan tâm. PPC: Các từ khóa được tối ưu hóa cao sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi hơn nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Vì tiếp cận được nhiều người truy cập hơn so với SEO, do đó số lượng tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ cao hơn. Khả năng kiểm soátSEO: Doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình SEO trong giai đoạn triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, có một khuyết điểm đó là, khi kết quả SEO đang có xu hướng kém hiệu quả dần, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch hành động, nhưng kết quả như thế nào thì phải đợi thời gian trả lời. PPC: Trong quá trình chạy quảng cáo PPC, bạn có thể dễ dàng theo dõi và linh hoạt điều chỉnh ngân sách, đối tượng, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận người dùng. Nếu kết quả sau khi chạy PPC giảm, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh và theo dõi hiệu quả nhanh chóng hơn so với SEO. Khả năng ứng dụngCả SEO lẫn PPC đều không dễ thực hiện nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. SEO là một quá trình mất rất nhiều thời gian và công sức. Có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để xếp loại cho các cụm từ cụ thể hoặc không có xếp hạng nếu bạn thực hiện không đúng! Đối với quảng cáo PPC, không đơn giản là bạn chỉ cần trả phí là có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Trước khi triển khai quảng cáo, bạn cần nắm rõ cách thiết lập quảng cáo, cách nhắm đối tượng cho phù hợp nhất, cách lựa chọn từ khóa đúng nhất và còn rất nhiều vấn đề khác. 4. Cách thức hoạt động của quảng cáo Pay Per Click4.1. Nền tảng quảng cáo Pay Per Click phổ biếnHiện nay, Google Ads được biết đến là nền tảng triển khai quảng cáo Pay Per Click phổ biến nhất trên thế giới. Google Ads cung cấp nhiều định dạng và tính năng quảng cáo giúp doanh nghiệp có thể chọn hình thức phù hợp nhất với mô hình và mục tiêu của mình. Quảng cáo Pay Per Click trên Google giúp bạn nhắm mục tiêu khách hàng hiệu quả hơn và tiếp cận với đối tượng tiềm năng trên khắp nền tảng Internet. Bên cạnh Google Ads, Facebook cũng là nền tảng mạng xã hội tích hợp tính năng quảng cáo Pay Per Click. So với Google Ads, Facebook cho phép người thiết lập quảng cáo nhắm mục tiêu chuẩn hơn, tuy nhiên, dữ liệu người dùng trên nền tảng Google thông thường lại chính xác hơn là trên các nền tảng mạng xã hội khác. Do đó, tùy thuộc vào mặt hàng sản phẩm/dịch vụ kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn có thể lựa chọn nền tảng quảng cáo Google Ads hay Facebook đối với Pay Per Click cho phù hợp. Đối với quảng cáo Pay Per Click, người thiết lập quảng cáo cần tham gia vào quá trình đặt giá thầu được gọi là Đấu giá quảng cáo. Đây là quy trình tự động bởi các công cụ tìm kiếm để xác định tính hợp lệ và mức độ liên quan của các quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Các nhà quảng cáo cần đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo dựa trên các từ khóa có liên quan đến những gì doanh nghiệp cung cấp và truy vấn của người dùng. Đây là những cụm từ tìm kiếm mà thể hiện được ý định tìm kiếm của người dùng cũng như những giải pháp mà doanh nghiệp mang đến. Đồng thời, bạn sẽ cùng cạnh tranh với các đối thủ trong cuộc đấu giá để có được vị trí thứ hạng cao nhất. Các quảng cáo sẽ hiển thị dựa trên giá thầu và điểm chất lượng của quảng cáo hoặc điểm có liên quan. 4.2. Một số thuật ngữ thông dụng trong quảng cáo Pay Per Click4.2.1. Số lần hiển thị quảng cáoSố lần hiển thị là khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang nhất định. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện, nó được tính là một lần hiển thị. Chỉ số này là yếu tố cơ bản để tính chi phí mỗi một nghìn lần hiển thị (CPM). 4.2.2. Cost Per ClickCPC là viết tắt của Cost Per Click, nghĩa là giá mỗi lần nhấp chuột. Hình thức này có thể áp dụng cho cả quảng cáo có trả phí hoặc quảng cáo hiển thị hình ảnh (gồm quảng cáo GDN, quảng cáo mua sắm Google Shopping,…). CPC thường dễ bị nhầm lẫn với PPC (Pay Per Click). Trong khi CPC là chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo, PPC lại nói về hình thức trả phí mỗi khi nhấp chuột. 4.2.3. Điểm chất lượng quảng cáoĐiểm chất lượng quảng cáo Google Ads (Quality Score) là đánh giá của công cụ tìm kiếm về chất lượng và mức độ liên quan của từ khóa và quảng cáo PPC của bạn. Nó có tác động rất lớn đến chi phí và hiệu quả của các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền vì đây là yếu tố được xem xét đến trong quá trình xác định giá mỗi nhấp chuột đồng thời thứ hạng quảng cáo. 5. Các loại quảng cáo Pay Per Click phổ biến nhất hiện nay5.1. Tìm kiếm có trả phí (Paid Search)Tìm kiếm có trả phí (Paid Search) là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số trong đó các công cụ tìm kiếm như Google cho phép hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Khi truy vấn các từ khóa mà nhà quảng cáo đã đặt giá thầu trước đó, người dùng có thể nhìn thấy các quảng cáo PPC trên các trang kết quả tìm kiếm. Định dạng quảng cáo Paid Search có thể là quảng cáo văn bản (hiển thị ở đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm) hoặc quảng cáo mua sắm (Google Shopping) với hình ảnh được hiển thị phía trên SERPs. 5.2. Quảng cáo hiển thịQuảng cáo hiển thị (Display Advertising) là hình thức quảng cáo truyền tải một cách trực quan bằng cách sử dụng hình ảnh, hình ảnh động (GIF), video hay banner. Trên các website hay các trang mạng xã hội thường có khu vực được thiết kế riêng biệt để đặt các quảng cáo hiển thị. Cần lưu ý về kích cỡ chuẩn cho quảng cáo hiển thị để phù hợp với khu vực đặt quảng cáo, tùy mỗi trang web sẽ có yêu cầu khác nhau về kích thước. |
Kiếm Tiền MMO, Pay per Click là gì? Tối ưu Pay per Click cho kinh doanh
Pay per Click là gì? Tối ưu Pay per Click cho kinh doanh
Kiếm Tiền MMO
2022-11-17 19:00:22